TÓM TẮT
Mục đích: khảo sát tần suất đề kháng aspirin ở bệnh nhân được đặt stent mạch vành và một số yếu tố liên quan đến sự đề kháng này.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trong thời gian từ tháng 12/2011 đến tháng 6/2012 tại Viện Tim Tp. Hồ Chí Minh trên bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua da dùng aspirin liều nạp 325 mg trước can thiệp khẩn cấp ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp (HVMVC) và 100mg/ngày ít nhất 4 ngày với can thiệp mạch vành chương trình ở bệnh nhân bệnh mạch vành (BMV) mạn và 250 mg/ngày sau can thiệp ở cả hai đối tượng, sử dụng phương pháp PFA 100 (Platelet Function Analyzer 100) với màng ngăn collagen/epinephrine (CEPI) để đánh giá tình trạng đề kháng thuốc tại thời điểm khoảng 48 giờ sau đặt stent.
Kết quả: Trên 174 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu có 37 trường hợp kháng với điều trị aspirin, tần suất 21,3%. Các yếu tố liên quan đến tình trạng kháng aspirin có ý nghĩa thống kê (p<0,05) bao gồm bệnh thận mạn, thể trạng béo phì, nhồi máu cơ tim ST chênh lên và bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ.
Kết luận: Đề kháng aspirin chiếm tần suất cao ở bệnh nhân được can thiệp mạch vành qua da.
Từ khóa: Đề kháng aspirin, chức năng tiểu cầu, phân tích chức năng tiểu cầu.
SUMMARY
Objective: To survey the prevalence and risk factors for aspirin resistance in patients undergoing percutaneous coronary intervention.
Methods: Cross-sectional study was conducted at Heart Institute in Ho Chi Minh City from 12/2011 to 6/2012 on patients with percutaneous coronary intervention A loading dose of 325mg aspirin was used in patients with acute coronary syndrome before undergoing urgent coronary intervention, and patients with chronic coronary disease received standard dose of 100mg aspirin/day at least 4 days before undergoing intervention. After the intervention, all patients receive 250 mg aspirin /day. Platelet function were measured about 48 hours after the intervention with PFA 100 test (Platelet Function Analyzer 100) by cartridge collagen/epinephrine (CEPI).
Results: In 174 patients included in the study, there were 37 cases (21,3%) resistant to aspirin therapy. Some factors significantly relating to aspirin resistance (p<0.05) were chronic kidney disease, obesity, myocardial infarction with ST segment elevation and ischemic cardiomyopathy.
Conclusions: Aspirin resistance frequency is relatively high in patients with percutaneous coronary intervention.
Keywords: Aspirin resistance, Platelet function, PFA 100.