TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: tìm hiểu tỷ lệ bệnh lý thận-tiết niệu ở bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Thận-Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai năm 2009 và phân loại các giai đoạn bệnh thận mạn theo mức lọc cầu thận ước tính bằng công thức MDRD ở 2714 bệnh nhân.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu thực hiện ở 2714 bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Thận- Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2009.
Kết quả: Trong tổng số 2714 bệnh nhân, tỷ lệ nam là 53% (n=1439) nhiều hơn tỷ lệ nữ là 47% (n= 1275). Tuổi trung bình là 44,7 ±17,2 (16-91 tuổi). Phân loại theo chẩn đoán lâm sàng: suy thận mạn giai đoạn cuối chiếm tỷ lệ cao nhất 60,1%, sau đó đến VCT có HCTH chiếm tỷ lệ 19,1%, VCT lupus 6%. Phân loại theo nhóm bệnh lý: suy thận chiếm tỷ lệ cao nhất 64,4%, bệnh cầu thận chiếm 26,1%, bệnh ống kẽ thận và tiết niệu 5,6%, thấp nhất là bệnh thận di truyền 0,8%, các bệnh khác chiếm 3%. Trong phân loại bệnh nhân theo bệnh thận mạn tính các giai đoạn từ 1 đến 5 dựa vào mức lọc cầu thận ước tính theo công thức MDRD, các bệnh nhân vào viện với mức lọc cầu thận tương đối thấp, nhóm bệnh thận mạn tính giai đoạn 5 với mức lọc cầu thận dưới 15 ml/phút/1,73m2 chiếm tỷ lệ 62,8%, cao hơn hẳn so với nhóm bệnh thận mạn ở các giai đoạn từ 1 đến 4 với tỷ lệ tương ứng là 7%, 11,5%, 11,3%, và 7,4%.
Kết luận: Theo số liệu chúng tôi thu thập được, phân loại chẩn đoán lâm sàng và theo nhóm bệnh lý thì suy thận mạn giai đoạn cuối chiếm tỷ lệ cao nhất sau đó đến VCT có HCTH và VCT lupus. Trong phân loại bệnh thận mạn theo mức lọc cầu thận ước tính bằng công thức MDRD thì bệnh thận mạn giai đoạn 5 với mức lọc cầu thận dưới 15 ml/phút/1,73m2 chiếm tỷ lệ cao nhất 62,8%.
Từ khoá: Bệnh thận mạn, bệnh thận giai đoạn cuối.
SUMMARY
Background: We conducted this study with the aim: to evaluate the proportion of kidney-urinary diseases among in-patients who were treated in Nephro-Urology Department, Bach Mai Hospital during 2009 and the classification of chronic kidney disease by eGFR using MDRD equation for 2714 in-patients.
Patients and methods: One retrospective study conducted in 2714 patients who were hospitalized in the Department of Nephro-Urology, Bach Mai Hospital from January to December 2009.
Results: The study included 2714 patients, male was 53% (n=1439) and female was 47% (n=1275). Mean age was 44.7 ± 17.2 (16-91 years old). The classification of clinical diagnosis: end-stage chronic renal failure accounted for the highest percentage that was 60.1%, followed by nephrotic syndrome accounted for 19.1%, lupus nephritis: 6%. The classification of disease groups: renal failure accounted for the highest percentage that was 64.4%, glomerular diseases accounted for 26.1%, renal tubular interstitial and urinary tract disease 5.6%, the lowest percentage of genetic kidney disease: 0.8%, and other diseases: 3%. The classification of chronic kidney disease based on estimated glomerular filtration rate (eGFR): most of patients were hospitalized with eGFR was relatively low, the chronic kidney disease stage 5 with eGFR under 15 ml/min/1.73m2, accounting for 62.8%, higher than groups of chronic kidney disease stages 1 to 4 with the corresponding ratio was 7%, 11.5%, 11.3%, and 7.4%.
Conclusions: In our study, the cclassification of clinical diagnosis and disease groups: end-stage chronic renal failure accounted for the highest percentage, followed by nephrotic syndrome and lupus nephritis. The classification of chronic kidney disease based on eGFR using MDRD equation: The chronic kidney disease stage 5 with eGFR under 15 ml/min/1.73m2 was the highest percentage, accounting for 62,8%.
Keywords: Chronic Kidney Disease, End Stage Renal Disease.