Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Trong phác đồ 3 thuốc kết hợp giữa amoxicillin, metronidazole và thuốc ức chế bơm proton, kháng metronidazole được xem là có ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị bệnh lý dạ dày tá tràng do H. pylori. Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng kháng metronidazole với kết quả diệt và tái nhiễm H. pylori sau điều trị ở trẻ em.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá trên 109 trẻ sử dụng phác đồ 3 thuốc amoxicillin kết hợp với lansoprazole và metronidazole. Trẻ được nội soi dạ dày, lấy mảnh sinh thiết làm tiêu bản mô bệnh học và nuôi cấy vi khuẩn. Tình trạng kháng kháng sinh được đánh giá bằng Etest.
Kết quả: Tỷ lệ diệt H. pylori ở bệnh nhân mang chủng vi khuẩn nhạy cảm và kháng metronidazole lần lượt là 66,7% và 60,3% (p=0,51). Hiệu quả điều trị cao hơn ở nhóm sử dụng lansoprazole hai lần trong ngày so với nhóm sử dụng 1 lần/ngày ở các trẻ mang chủng vi khuẩn kháng thuốc (69,2% và 50% p=0,1) và nhóm mang chủng vi khuẩn nhạy cảm (75% và 60% p=0,34) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Hiệu quả diệt vi khuẩn ở trẻ trai cao hơn so với trẻ gái (75,5%, và 50%, p=0,0063). Không có sự khác biệt về hiệu quả điều trị diệt H. pylori theo liều lượng thuốc/ trọng lượng cơ thể (OR: 2,58, 95% CI: 0,8 – 8,34, p=0,11), địa dư (OR: 2,3, 95% CI: 0,65-8,27, p=0,2), và nhóm tuổi (OR: 1,29, 95% CI: 0,6 – 4,34, p=0,15). Không có sự khác biệt về tình trạng kháng metronidazole và tái nhiễm H. pylori sau điều trị (OR: 1,9, 95% CI: 0,7 – 6,54, p=0,078)
Kết luận: Không có mối liên quan giữa tình trạng kháng metronidazole và hiệu quả diệt vi khuẩn và tái nhiễm H. pylori sau điều trị khỏi.
SUMMARY
Background and aims: Antibiotic resistance, in particular to metronidazole, is considered to be a major cause of H. pylori eradication treatment failure. We studied the rates of metronidazole resistance in relation to treatment outcome and reinfection rate in Vietnamese children.
Materials and Methods: In a prospective treatment trial in 109 children aged 3-15 years of age received lansoprazole, a proton-pump inhibitor (PPI), with amoxicillin and metronidazole (LAM) in two weight classes. H.pylori was isolated from gastric biopsies prior to treatment and the level of metronidazole resistance was analysed by Etest.
Results: Eradication rate in metronidazole sensitive strains was 66.7% versus 60.3% in resistant strains (p=0.51). Once-daily dosage was not significantly less effective for eradication of metronidazole resistant strains (69.2% versus 50% p=0.1) and metronidazole sensitivity (75% versus 60%, p=0.34) than twice-daily dosage. LAM treatment was less effective in girls than in boys, overall eradication rate being 50.0% versus 75.5% (p=0.0063) irrespective of metronidazole susceptibility. No significant differences in eradication rates were found in antibiotic dose per body weight (OR: 2.58, 95% CI: 0.8 – 8.34, p=0.11), age group (OR: 1.29, 95% CI: 0.6 – 4.34, p=0.15) and geographic area (OR: 2.3, 95% CI: 0.65-8.27, p=0.2).
No relationship between metronidazole resistance and H. pylori reinfection after treatment (OR: 1.9, 95% CI: 0.7 – 6.54, p=0.078)
Conclusion: There were no relationships between metronidazole resistance and eradication rate of H. pylori and reinfection after treatment
Keywords: metronidazole, resistance, H. pylori.